Ngày nay, trong lĩnh vực kinh doanh thuật ngữ Buying power index (BPI) được sử dụng khá phổ biến là thuật ngữ kinh tế tài chính. Có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ về BPI là gì, phương trình tính Buying power index (BPI) như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết trên.
- Khái niệm.
BPI là viết tắt của thuật ngữ Buying power index có nghĩa tiếng Việt là chỉ số sức mua gồm có những thước đo có trọng số về thu nhập khả dụng, một số yếu tố thị trường, dữ liệu mua bán sản phẩm cho một khu vực nhất định. BPI được các nhà sản xuất cũng như nhà bán lẻ sử dụng để xác định mức tiềm năng bán hàng của một khu vực nhất định.
Định nghĩa BPI theo study.com: Buying power index (BPI) là một thước đo tính từ thu nhập mua hàng, doanh thu bán lẻ thu vào và quy mô dân số trên thị trường để tạo ra một điểm số nhận thấy tỷ lệ thành công của một thị trường mới có thể chạm tới. Thu nhập mua là tất cả các khoản thu nhập cá nhân tạo ra trừ thuế và còn lại.
Định nghĩa BPI theo marketing dictionary.org: Buying power index (BPI) là một loại công cụ bắt nguồn phát triển ở Hoa Kỳ. BPI cho biết mức độ mua hàng của một khu vực địa lý cụ thể bằng cách tính toán tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng lẻ của khu vực cụ thể so với toàn bộ Hoa Kỳ. BPI được dùng để dự báo nhu cầu đối với những cửa hàng mới, đồng thời đánh giá hiệu suất hoạt động các cửa hàng hiện có.
- Phương trình tính Buying power index (BPI)
Buying power index (BPI) là chỉ số sức mua = ½ của tỷ trọng doanh thu mua hàng hóa thu được của nước Mỹ trên thị trường + 0,3 của tỷ trọng doanh thu của tất cả doanh số hàng hóa bán lẻ ở nước Mỹ trên thị trường + 0,2 của tỷ trọng mua bán hàng hóa trong thị trường của toàn bộ dân số nước Mỹ.
Ví dụ tính Buying power index (BPI)
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ABC đang suy nghĩ giữa hai quyết định lựa chọn Our City Mỹ hay Anytown để sử dụng làm địa điểm đặt thành nên chứa các kho hàng đồ dùng gia dụng hàng ngày. Mục tiêu doanh nghiệp hướng đến khách hàng là các chủ công ty nhỏ từ 30 tuổi đến 40 tuổi kiếm được hơn 55.000 USD qua từng năm. Tiếp tục triển khai tính toán BPI (chỉ số sức mua) từng khu vực, trước tiên tiến hành tìm kiếm đánh giá doanh số bán lẻ, toàn bộ dân số và số liệu thu thập về mua hàng hóa qua báo cáo hàng năm. So sánh qua từng trường hợp như sau:
Buying power index (BPI) của Our City có thể như sau: BPI = (0,5 * 0.000523) + (0,3 * 0.00092) + (0,2 * 0.00022) = 0,0005815
Buying power index (BPI) của Anytown có thể là: BPI = (0,5 * 0.000988) + (0,3 * 0.00075) + (0,2 * 0.00074) = 0,000867
Đánh giá qua kết quả sau khi tính toán hai trường hợp trên, ta thấy rằng BPI của Anytown gần cao gấp hai so với BPI của Our City nên Anytown sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để xây dựng kho chứa hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ABC.
- Ý nghĩa của Buying power index (BPI)
BPI (chỉ số sức mua) đánh giá sơ lược về doanh thu bán hàng mang lại thu nhập, dữ liệu và tình hình thị trường của khu vực mở rộng. Nên khi tính toán BPI của một khu vực được các nhà sản xuất kinh doanh, nhà phân phối bán lẻ lựa chọn để đánh giá tiềm năng phát triển thu nhập của khu vực. Bắt đầu so sánh với những khu vực khác có ưu điểm tương tự, xem xét lựa chọn khu vực mới nào tốt, mang lại hiệu quả tốt nhất để quyết định đầu tư mở rộng vào. Như vậy chỉ số sức mua giúp công ty hay doanh nghiệp kinh doanh tìm ra khu vực mới cụ thể đem lại lợi ích tốt nhất để mở rộng kinh doanh.
Vậy trên đây là tất cả những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để hiểu rõ hơn về BPI là gì, cách tính Buying power index (BPI) và ý nghĩa của BPI đem lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn đang muốn tìm kiếm khu vực mới để mở rộng có thể áp dụng tính toán BPI trong quá trình đưa ra quyết định.