Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Là Gì? Các Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Có thể hiểu hợp đồng kinh tế đóng vai trò là trung gian, là cầu nối giữa các chủ thể kinh doanh với các tổ chức phải ký kết hợp đồng kinh tế nên nó là văn bản đặc biệt quan trọng trong kinh doanh và phát triển kinh tế. Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Các mẫu hợp đồng kinh tế phổ biến nhất hiện nay là gì?

  1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận giữa các bên về việc thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ lao động và các mục đích kinh doanh khác có liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Việc xác lập hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một số hợp đồng kinh tế thông dụng: hợp đồng kinh tế mua bán. Hợp đồng kinh tế song ngữ. Hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Hợp đồng kinh tế xây dựng. Hợp đồng kinh tế thương mại. Hợp đồng kinh tế giữa cá nhân và công ty.

  • Mẫu hợp đồng kinh tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ……/HĐMB

Căn cứ vào Bộ luật dân sự

Hôm nay, ngày …. tháng ……. năm 20…, tại trụ sở chính CÔNG TY………………..

Địa chỉ: ……………………………………….

A/ Đại diện bên A:

Địa chỉ trụ sở chính: ……

MST: …………..……Điện thoại:………

Đại diện : (Ông/Bà) ………… Chức vụ: ……….

B/ Đại diện bên B:

Địa chỉ trụ sở chính: ………

MST: ……… Điện thoại: ……

Đại diện: (Ông/Bà) …………….. Chức vụ: ……………

Hai bên cùng nhau bàn bạc và thống nhất ký hợp đồng kinh tế với những điều kiện sau:

Điều 1: Nội dung công việc

Bên A cam kết giao việc thực hiện công trình ……………. cho bên B, với khối lượng công việc cụ thể như sau: ……………………………

Điều 2: Địa điểm thi công

Điều 3: Tiến độ và nghiệm thu công việc hoàn thành

Ngày khởi công: Ngày …. Tháng …. Năm ….

Ngày hoàn thành: Ngày …. Tháng …. Năm ….

Điều 4: Giá trị và hình thức thanh thanh toán:

Giá trị hợp đồng trước thuế là:………..

Thuế VAT 10%: …………….

Tổng giá trị hợp đồng: …………….(Bằng chữ: …………………………………………………………)

Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.

Ngay sau khi bàn giao công trình xong hai bên sẽ thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán và sẽ xử lý hợp đồng.

Điều 5: Trách nhiệm của các bên

Trách nhiệm A:

Bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, lập hồ sơ thiết kế thi công.

Cử cán bộ kỹ thuật giám sát, giám sát quá trình sửa chữa, thi công và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trường.

Trách nhiệm bên B:

Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.

Điều động máy móc làm việc, thi công theo phương án được duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Điều 6: Trách nhiệm vật chất khi thực hiện hợp đồng:

Nếu một trong các bên không thực hiện đúng hợp đồng đã thoả thuận về chất lượng, tiến độ công việc, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt theo hợp đồng pháp luật.

Nếu bên B xây dựng, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật của công trình thì phải sửa chữa và làm lại.

Việc các bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại về vật chất cho bên kia thì bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. giá trị thực tế bị tổn thất.

Điều 7: Các thỏa thuận khác (nếu cần):

Các điều khoản và điều kiện khác không quy định ở đây được các bên thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 8: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng được thành lập … bản, mỗi bên giữ … bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … đến ngày …

              ĐẠI DIỆN BÊN A                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

               (Ký tên, đóng dấu)                                             (Ký tên, đóng dấu)

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các kiến thức về hợp đồng kinh tế cũng như đưa ra mẫu hợp đồng kinh tế phổ biến thường dùng. Hy vọng mẫu hợp đồng trên có thể áp dụng trong doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *